Đồng Nai: Khởi tố thợ điện máy giả danh công an lừa tình và tiền của phụ nữ
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.Kết quả trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018: Hay nhưng quá tiếc!
Hôm 27.12, WHO đã thông báo kết quả điều tra và nghiên cứu về dịch bệnh bí ẩn, "hung thủ" gây ra những ca tử vong bất thường ở vùng Panzi, cách thủ đô CHDC Congo là Kinshasa khoảng 700 km về hướng đông nam.Tính đến ngày 16.12, các kết quả phòng thí nghiệm đối với 430 mẫu bệnh phẩm cho thấy sự hiện diện của bệnh sốt rét và những loại virus đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2."Trong khi các cuộc xét nghiệm vẫn được tiến hành, những kết quả trên cho thấy tổ hợp của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường và theo mùa, cùng với bệnh sốt rét và càng làm trầm trọng thêm bởi tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, đã dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống", AFP hôm 28.12 dẫn thông báo của WHO.WHO nhận xét vụ việc cho thấy các căn bệnh nhiễm trùng thông thường vẫn có thể là gánh nặng cho nền y tế trong bối cảnh nhóm dân số dễ bị tổn thương đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực.Theo WHO, cộng đồng ở những khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang đối mặt nguy cơ đáng kể mắc căn bệnh trên. Vì thế các địa phương cần phải tăng cường kiểm soát dịch sốt rét mạnh hơn nữa, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho người dân trong vùng. Nguy cơ trên toàn quốc được đánh giá thấp.Hồi đầu tháng, CHDC Congo thông báo tình trạng cảnh giác tối đa được áp dụng cho Panzi, nơi xuất hiện một dịch bệnh bí ẩn và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trẻ dưới 5 tuổi chiếm khoảng phân nửa số ca nhiễm và tử vong vì mắc bệnh.Tình hình dịch bệnh lọt vào sự chú ý của giới chức y tế từ cuối tháng 10, và giới hữu trách ở Panzi nâng cảnh báo vào cuối tháng 11 theo sau các trường hợp tử vong gia tăng.Những biện pháp tăng cường giám sát nhanh chóng được triển khai. Do thiếu công cụ chẩn bệnh, các thông tin được ghi nhận dựa trên những triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh và khó thở, theo WHO.Trong báo cáo mới, WHO cho biết từ 24.10 đến 16.12, tổng cộng 891 ca được phát hiện, với 48 trường hợp tử vong.WHO cũng bác bỏ khả năng dịch bệnh "X" đã xuất hiện ở CHDC Congo, với X là tên đại dịch giả định, có thể xảy ra trong tương lai và có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Covid-19.
5 món ngon từ bí ngô cho bữa tiệc Halloween thêm ấm áp
Tại Hà Nội và Thái Bình, giá heo hơi tăng 1.000 đồng lên 68.000 đồng/kg, mức cao nhất cả nước và cao nhất 2 năm qua. Một số tỉnh khác cũng tăng 1.000 đồng lên 67.000 đồng/kg như: Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc. Các tỉnh có giá heo 66.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực miền Bắc gồm Nam Định, Yên Bái, Ninh Bình. Các tỉnh còn lại giữ giá 67.000 đồng/kg.
Ngày cuối năm 2024, ca sĩ Minh Hào (tên thật Nguyễn Minh Hậu, 25 tuổi) vượt hơn 300 km từ quê Ninh Thuận vào TP.HCM "chạy show". Hôm nay, Hào được KTS Phạm Thanh Truyền – GĐ công ty Cát Mộc Group mời đến hát trong tiệc sinh nhật của ông. Mến mộ giọng hát và nghị lực của Hào, KTS Truyền tặng anh chiếc xe lăn điện để tiện di chuyển. "Hy vọng Hào có thể tự đi từ nhà đến phòng trà ca hát", KTS Truyền nói."Sau đây là giọng hát của ca sĩ Minh Hào!". Giọng MC vừa dứt, Hào được anh tài xế đi cùng bế lên sân khấu. Khán phòng lặng yên và bà Tô Thị Tuyết (57 tuổi - mẹ Hào) mắt ngân ngấn nước, nói: "Có ai ngờ con tui được như bây giờ". Minh Hào là con út trong gia đình có 3 anh em. Khuyết tật bẩm sinh, Hào không đến trường như bạn bè đồng trang lứa. Anh được ba mẹ dạy chữ ở nhà nên có thể đọc thành thạo. Tay yếu nên không thể cầm nắm được gì, mọi sinh hoạt đến nay vẫn phụ thuộc người thân. Hào ít ra ngoài, thế giới của anh là người thân và bạn bè ở xóm quê. Gần 20 tuổi, "tương lai" là điều Hào chưa từng nghĩ tới. Nhưng cũng từ thời điểm đó, Hào biết có ứng dụng thu âm bài hát trên điện thoại và bắt đầu tự sản xuất ra những sản phẩm âm nhạc kiểu "cây nhà lá vườn". Nhờ mạng xã hội, Hào biết đến các hội nhóm yêu ca hát. Thấy mọi người đăng bài hát của mình lên, Hào cũng làm theo, rồi từ đó kết nối với nhiều người cùng sở thích.Đầu năm 2020, duyên lành đưa giọng hát của Hào lọt tai ông Nguyễn Văn Hải (65 tuổi, ở TP.Biên Hoà, Đồng Nai) - thời trẻ từng là nhạc công. "Chàng trai trẻ, mới ngoài 20 tuổi nhưng có chất giọng rất đặc biệt, nghe như ngoài 50", ông Hải bồi hồi kể. Từ việc để lại những bình luận khen ngợi, góp ý và chỉnh những lỗi sai trong các bài hát, ông Hải được Hào xem là người thầy của mình khi nào không hay. Nhưng trò chuyện một thời gian ông Hải mới biết Hào khuyết tật. Thấy Hào còn rụt rè, có vẻ không muốn để người lạ biết tình trạng của mình, ông động viên, khuyên Hào nên "bước ra". "Con không nên chỉ mãi ở nhà hoài như vây, con hãy thử ra một phòng trà gần nhà và hát nhạc sống cùng ban nhạc", Hào nhớ lại lời khuyên của người bạn trạc tuổi ba mẹ mình năm ấy. Mãi đến 2 năm sau, ông Hải tìm trên mạng địa chỉ một phòng trà gần nhà, khuyên Hào đến "hát nhạc sống cho vui". Ông cũng chưa từng nghĩ việc làm đó của mình là cột mốc quan trọng đầu tiên để giọng hát của Hào được nhiều người biết đến như hôm nay. Mê ca nhạc, nên khi con trai ngỏ lời, ba của Hào đồng ý chở con đi. 1 tuần, 2 tuần, rồi vài tháng… Hào dạn dĩ hơn và dường như thoát khỏi vỏ ốc của chính mình bao năm. Những video của Hào hát được phòng trà chia sẻ lên mạng xã hội thu về hàng triệu lượt xem. Minh Hào được một bộ phận người yêu nhạc ở Việt Nam biết đến bởi sự tình cờ như thế.Nhiều người mến mộ giọng ca và nghị lực của Hào mời anh đi các nơi biểu diễn. Từ Nha Trang lên Đắk Lắk rồi vào TP.HCM… Mỗi lần đi diễn, ba mẹ Hào người theo để bồng bế, người theo để lo chuyện quần áo, ăn uống. "Nhờ được đi hát, em mới có cơ hội dẫn ba mẹ đi đây đi đó và thưởng thức những món ngon vùng miền. Đó là điều trước đây em chưa từng dám nghĩ tới", chàng trai nói.Còn ông Hải cho Hào những lời khuyên hữu ích về cách chọn bài hát khi đi diễn. Ông cho biết, Hào có chất giọng đặc biệt, nhưng với thể trạng yếu nên hợp với những bài tông trầm, chậm. Có những bài Hào thích nhưng tông cao, tiết tấu nhanh nên khi hát khó bắt hơi. Năm ngoái, khi Hào bắt đầu được nhiều người biết đến hơn, những lần đi tỉnh hát kéo dài cả tuần khi ba anh đột ngột qua đời. Giờ đây, mỗi lần đi xa, người tài xế thay ba bồng bế Hào di chuyển lên xuống xe, sân khấu...Xuân Ất Tỵ 2025 với chàng ca sĩ là một mùa xuân đặc biệt. Là mùa xuân không còn ba bồng bế nhưng nhờ chiếc xe lăn điện anh có thể tự đi cà phê đầu năm với bạn. Là mùa xuân mà khi kiếm được tiền bằng sức lao động của mình, Hào đưa hết cho mẹ để sửa soạn cho gia đình ngày tết. Là mùa mùa xuân đầu tiên anh được nhóm bạn của KTS hỗ trợ chi phí để ra mắt MV ca nhạc...Trong không khí đầu xuân năm mới, khi càng ngày càng được nhiều người biết đến, Hào lại nhắc nhiều hơn về ông Hải - người thầy "trên mạng" đã giúp đỡ và đồng hành cùng anh trong sự nghiệp ca hát mấy năm qua.Ngược lại, mấy năm qua, ông Hải xem Hào như một người bạn vong niên. "Tiếng hát của Hào được nhiều người biết đến, tất cả đều là do bản thân Minh Hào cố gắng", ông Hải nói.Bên cạnh việc đi hát, Hào còn kiếm được tiền thông qua việc đăng tải những bài hát của mình lên kênh Youtube cá nhân Minh Hào Boston với hơn 32.000 lượt đăng ký."Em nghĩ, ca sĩ là phải chuyên nghiệp nên thấy mình chưa xứng với danh xưng đó. Trưởng thành từ những quán cà phê hát cho nhau nghe như quán Đất Việt, Ngô Đồng... (TP.HCM) và chương trình Ngọc trong tim nên sắp tới, em muốn tiếp tục gắn bó với các anh chị ở đó để phục vụ người yêu nhạc", Hào nói. Giờ đây, Hào đã là một chàng thanh niên tự tin. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nổi tiếng, Hào không có cảm giác mặc cảm, rụt rè. Với anh, người nổi tiếng không phải là một cái bóng để bản thân thấy mình nhỏ bé trước họ, mà nghĩ rằng nhờ được gặp họ anh mới học hỏi được nhiều điều hay, về chuyên môn âm nhạc và cả phong cách sống. Cũng vì thế, Hào rất thích tham gia những chương trình thiện nguyện để trả ơn cuộc đời. Trả ơn gia đình, thầy Hải, khán giả mến mộ... "Nhờ vậy mà dù em không được hình hài tròn vẹn như mọi người, nhưng vẫn thấy cuộc đời quá nhiều yêu thương", chàng trai nói.
Ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án Eaton Park
Theo đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Dương Thái Trân, tổ công nghệ Trường THCS Colette, học sinh lớp 7/8 của trường này đã chia thành 4 nhóm học tập ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để thực hiện dự án chủ đề Công dân số chung tay bảo vệ rừng, gồm: Nghiên cứu thực trạng của rừng ở Việt Nam; Hoạch định chiến lược bền vững cho rừng; Sáng tạo nội dung bảo vệ rừng trên nền tảng số; Kết nối công dân số cùng nghệ thuật giữ rừng. Các nhóm đã lần lượt thực hiện, giới thiệu các sản phẩm video kết hợp với tiểu phẩm, biển báo "biết nói", sách lật trực tuyến…Bắt đầu từ bản tin trên Báo Thanh Niên thống kê về các vụ cháy rừng và diện tích rừng bị ảnh hưởng trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, nhóm Nghiên cứu thực trạng của rừng ở Việt Nam đã sử dụng các công cụ hỗ trợ như Moescape AI, Vbee.com, Canva.com thực hiện sản phẩm là video kết hợp tiểu phẩm Lời kêu cứu của muôn loài chỉ ra những nguyên nhân cháy rừng, vai trò của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ.Còn nhóm Hoạch định chiến lược bền vững thì lấy ý tưởng từ những biến báo hiệu lệnh, chỉ đường và báo cấm trong giao thông, sử dụng ứng dụng Artivive, Canva.com để lan tỏa thông điệp chung tay vì một môi trường xanh. Đồng thời kêu gọi mọi người báo ngay cho gác rừng khi có hỏa hoạn, chăm sóc động vật quý hiếm, cây rừng; nêu những việc không nên làm như phá hoại chặt phá rừng, giết hại động vật…Còn nhóm Kết nối công dân số với nghệ thuật giữ rừng đã lấy ý tưởng từ nhân vật truyền cảm hứng có hành trình gắn bó gần 50 năm với quá trình phát triển rừng Cần Giờ là ông Trần Minh Tùng, tổ bảo vệ rừng Cần giờ, để thực hiện sách trực tuyến tổng hợp các loại thiết bị bảo vệ rừng. Sách nhằm nâng cao kiến thức, tạo động lực cho các thế hệ sau quan tâm, tiếp nối nghề giữ rừng của thế hệ trước…Tham gia tiết học dự án môn công nghệ, học sinh Minh Trang, lớp 7/8, cho biết mỗi nhóm sẽ có sự phân công nhiệm vụ học tập dựa trên sở trường và năng lực của từng cá nhân. Bạn nào có khả năng tra cứu, tìm tòi thì nhận nhiệm vụ tìm nguồn, tổng hợp dữ liệu. Bạn nào có khả năng ứng dụng công nghệ, thiết kế thì nhận trách nhiệm thực hiện sản phẩm trên các nền tảng ứng dụng mà học sinh cũng như các trường đang cho phép thực hiện… Các sản phẩm khi hoàn thiện làm sao phải thể hiện về kiến thức và ứng dụng công nghệ, dễ hiểu, cuốn hút người xem, lan tỏa thông điệp giáo dục mà dự án hướng tới.Là giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án học tập, cô Dương Thái Trân chia sẻ: "Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang tham gia và tạo ra nhiều thay đổi trong giáo dục. Điều này cũng tạo ra cơ hội và thách thức với việc dạy và học môn công nghệ với giáo viên và học sinh. Với mong muốn cung cấp kiến thức, đồng thời thúc đẩy, khuyến khích học sinh sử dụng những thiết bị, công cụ kỹ thuật số và kỹ năng của công dân số, giáo viên cùng học sinh đã thực hiện dự án này để tuyên truyền giá trị bảo vệ rừng trong học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung".Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD-ĐT quận 3, cho hay tiết học dự án của môn công nghệ thể hiện lát cắt sinh động của hoạt động giáo dục sử dụng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh xã hội thay đổi thường xuyên, liên tục bởi công nghệ thì việc dạy và học không thể đứng ngoài. Thách thức này là cơ hội để giáo viên cập nhật ứng dụng, để làm mới phương pháp giảng dạy thu hút học sinh đến với môn học. Điều này đặc biệt có giá trị với quá trình tổ chức tiết học theo Chương trình GDPT 2018 phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT.